Sau đám cưới linh đình, tuy cầm trong tay số tiền mừng hạnh
phúc lớn đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng rồi khoản tiền đó sẽ được
dùng trong việc thanh toán những khoản vay cho chi phí đám cưới. Cuối cùng còn
lại chỉ còn lại một ít tiền cho những dự định của đôi vợ chồng trẻ. Tổng tiền
lương của 2 vợ chồng chỉ rơi vào khoảng từ 15 cho tới 20 triệu. Nghe khá lớn
nhưng số tiền đó không thể đủ cho các nhu cầu sinh hoạt tại nơi thành phố đắt đỏ.
Quản lý chi tiêu là việc bắt buộc phải thực hiện. Hãy coi việc
quản lý chi tiêu là công việc của một người quản lý. Bạn sẽ có thêm động lực
cũng như sự hung phấn trong công việc quản lý tài chính. Bạn cũng sẽ quyết đoán
hơn trong các khoản chi cần thiết và các khoản chi không cần thiết. Bạn cũng sẽ
biết sắp xếp một cách khoa học các nguồn thu, khoản chi một cách chuyên nghiệp.
Việc quản lý chi tiêu hàng ngày cũng sẽ cho bạn một thói quen tốt. Để thực hiện
được điều đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 5 bước để quản lý chi tiêu.
Quản lý chi tiêu trong gia đình. |
Hãy đánh giá thật khách quan về việc chi tiêu của bạn.
Đã bao giờ bạn thành thật với chính bản thân mình chưa? Bạn
đã tự hứa với mình rằng sẽ tiêu hoang nốt hôm nay thôi rồi mai sẽ dừng lại? Đã
bao nhiêu lần bạn thấy trong ví mình còn nhiều tiền rồi tặc lưỡi mua món đồ mà
bạn chỉ dùng 1 tới 2 lần là lại cho vào góc nhà? Đã bao giờ bạn như thế chưa?
Việc đánh giá khách quan về chi tiêu của bản thân là bước
quan trọng đòi hỏi sự thành thật với bản thân của bạn. Sau khi đã thành thật với
chính bản thân mình, bạn sẽ nhận ra mình đã chi rất nhiều khoản vô ích. Không
những thế, những khoản chi đó lại rất lớn so với thu nhập của bạn.
Hãy tạo thói quen sử dụng sổ tay. Việc quản lý chi tiêu sẽ
hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn luôn ghi lại những khoản chi của mình. Một ngày
sẽ có rất nhiều khoản chi và tin tôi đi, bạn sẽ chẳng bao giờ nhớ hết được tất
cả các khoản chi đó đấu. Hãy ghi lại và rồi cuối ngày đọc lại những điều đó, bạn
sẽ biết một ngày vừa qua bạn chi những khoản gì và những khoản chi đó có hợp lý
hay không. Trong trường hợp bạn sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của ngân
hàng. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ngân hàng gửi cho bạn báo có chi tiêu của
mình vào cuối tháng.
Bạn hãy đánh giá một cách khách quan những khoản chi lớn của
mình, hãy làm chúng nổi bật và rõ rangf để bạn có thể dễ dàng nhận ra những khoản
cho lớn mà vô ích của mình và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu lại số tiền
cho khoản chi đó.
Trung thực đánh giá việc chi tiêu |
Hãy lên kế hoạch những khoản mua sắm trong tương lai của bản thân.
Hãy lên danh sách những đồ dùng cần thiết phải mua bao gồm
như xe máy, ti vi, máy giặt, du lịch… Ngoài ra, bạn cũng hãy lên kế hoạch mua sắm
dài hạn, bạn cũng nên đặt ra khoản chi nào là cấp bách và khoản chi nào có thể
lùi lại được. Với danh sách này, bạn có thể dễ dàng đưa ra các quyết định ưu
tiên mua sắm cho những thứ cần thiết, nhất là khi tài chính của bạn không được
mạnh.
Việc lập danh sách mua sắm cũng kích thích khả năng phấn đầu
của bạn, giảm bớt cảm giác buồn chán khi lập kế hoạch chi tiêu của mình và có
thể tạo thêm động lực cho các khoản tích kiêm.
Phân loại các khoản chi tiêu một cách hợp lý.
Sauk hi đã thành thật kiểm điểm về cách chi tiêu cũng như
lên danh sách cụ thể những khoản chi cấp bách, bạn đã dự tính tài chính của
mình. Hãy sắp xếp những khoản chi vào từng nhóm và quyết định rõ bao nhiều %
lương của gia đình sẽ được cất vào nhóm đó. Có các nhóm chi tiêu cơ bản như
Nhóm tiết kiệm: Đây
là khoản chi phục vụ cho sở thích, nhu cầu của gia đình hoặc các khoản tích kiệm
gửi tại ngân hàng, tiền để du lịch, mua nhà mua xe, trả nợ,…
Nhóm đầu tư: Thực
hiện các khoản chi phục vụ cho mục đích kinh doanh, đầu tư vàng, đầu tư chứng
khoán,… nói chung là các khoản đầu tư mà có thể sinh lời.
Nhóm dự phòng: Chẳng
ai muốn những tai họa nhưng nó luôn ập đến ta một cách vô cùng bất ngờ. Vậy nên
hãy dành ra một khoản để cho vào nhóm này để phục cho các khoản như tiền khám bệnh,
sửa xe, làm giấy tờ,…
Nhóm thường ngày: Đây
là khoản chi bạn nên dành nhiều nhất trong khoản tài chính của mình. Khoản tiền
này sẽ dùng để cho chi tiêu cá nhân hàng ngày như tiền ăn, tiền mua những đồ
gia dụng, café, hóa đơn hàng tháng.
Đứng ngại ngùng mà hãy lập ra một tài khoản tích kiệm.
Bạn biết tại sao không bao giờ bạn thành công trong việc
nuôi lợn đất không? Đơn giản vì bạn biết con lợn được cất ở đâu, bạn thừa khả
năng lấy hết số tiền mà bạn đã từng nhét vào nó một cách dễ dàng. Chỉ khi nào bạn
không được quyết định số tiền của mình thì bạn mới có thể tích kiệm được nó.
Hãy sử dụng những dịch vụ tích kiệm của ngân hàng để có thể tích kiệm một cách
hiệu quả nhất.
Hãy lập một tài khoản tích kiệm. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét