Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

ĐỪNG ĐỂ LẤY LƯƠNG CHỈ ĐỂ TRẢ NỢ.


Chắc ai đang đi làm đều trải qua vòng tuần hoàn lương hàng tháng: Nhận lương – trả nợ - đi quẩy – hết tiền – nhịn ăn – không nhịn được nữa nên vay tiền – lấy lương – trả nợ…

Chính vòng tuấn hoàn ấy khiến bạn không thể để ra được khoản tiền tích kiệm nào. Vậy nên, bạn cần quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.


Vòng tuần hoàn lương

Hãy dừng những suy nghĩ sai lầm.

“Tôi sẽ bắt đầu quản lý tiền của mình khi tôi có nhiều tiền”, “Tôi sẽ chỉ chơi nốt ngày hôm nay thôi rồi mai tôi sẽ tích kiệm”, “Tôi chỉ mua nốt cái vày này thôi, lần sau tôi sẽ không mua nữa”. Đây là những suy nghĩ chủ yếu của chúng ta hiện nay, suy nghĩ chây lì. Tục ngữ có câu “Việc hôm nay chớ để ngay mai” nên nếu bạn không bắt đầu quản lý tài chính của mình ngay hôm nay, bạn sẽ không bao giờ thành công trong việc quản lý tài chính của mình.
Còn có trường hợp thế này, có người cho rằng việc quản lý tài chính là tự đưa mình vào ngục, là mất hết sự tư do tài chính, là làm khổ mình… Thừa nhận với quan điểm này, nhưng bạn đã từng nghĩ thử điều này chưa: NẾU CỨ THOẢI MÁI TÀI CHÍNH THÌ LIỆU BẠN CÓ CÒN NHÌN THẤY LƯƠNG CỦA MÌNH SAU 3 NGÀY NỮA KHÔNG? Việc quản lý tài chính sẽ giúp cho bạn có những khoản chi tiêu hợp lý, những thứ cám dỗ ngoài kia sẽ không thể lôi kéo tiền trong ví của bạn ra nữa. Ngoài ra, việc quản lý tài chính sẽ giúp bạn tạo một thói quen tốt, làm việc khoa học, logic giúp tâm trạng, thể chất tăng lên rất nhiều.

Bạn cũng nên biết những lý do khiến mình không thể cắt giảm chi tiêu.

Tháng trước bạn thấy mình chi tiêu quá nhiều tiền. Bạn quyết định tháng này sẽ giảm chi lên tới 60% số tiền tháng trước. Và khi bạn chỉ có thể giảm 10% với mục tiêu đó, hoặc tồi tệ hơn là bạn còn tiêu nhiều hơn cả tháng trước thì bạn lại cảm thấy thất vọng. Khi bạn thấy thất vọng, bạn chẳng còn muốn cô gắng nữa. Nói cách khác, tính hiếu thắng đã hại bạn, bạn quá vội vàng trong việc giảm mức chi tiêu khiến bạn không thể đạt được nó. Hãy bắt đầu từ mức phù hợp rồi dần dần tăng lên, như hồi còn nhỏ đút tiền lợn đất vậy, luôn bắt đầu từ đồng 1.000, 2.000 rồi dần dần lên đến 100.000, 200.000. Dục tốc thì bất đạt, các cụ đã dạy rồi còn gì.

Việc đặt ra mục tiêu không cụ thể cũng chính là nguyên nhân khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu. Bạn chỉ nghĩ đơn giản là tích kiệm là được, không quan trọng tích kiệm được bao nhiêu. Việc này dẫn đến bạn sẽ không đủ quyết tâm để thực hiện quản lý chi tiêu. Mỗi ngày bạn thường bỏ 50.000 vào quỹ tích kiệm, hôm nay bạn bỏ 100.000 và nghĩ rằng mai mình sẽ không cần phải bỏ nữa. Tin tôi đi, sau ngày hôm ấy, bạn sẽ chẳng để thêm được đồng nào nữa đâu. Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình, ví dụ như bạn muốn mua chiếc điện thoại mới trị giá 7.000.000 đồng. Mỗi ngày bạn sẽ đút lợn 50.000 để đến khi đủ 7.000.000 sẽ mua. Sau khi đã sở hữu chiếc điện thoại đó thì hãy đặt ra mục tiêu tiếp theo để tích kiệm.

Đã bao giờ sau một ngày ở ngoài đường, bạn thấy BỖNG NHIÊN tiền của mình biến mất mà không hiểu đã chi vào mục đích gì chưa? Việc không viết lại những khoản mình đã chi tiêu trong ngày khiến bạn không thể kiểm soát được tài chính của mình. Mỗi ngày, bạn nên ghi lại những khoản thu và chi của mình một cách chi tiết. Như vậy, bạn sẽ biết mình đã tiêu vào những khoản gì và bạn cũng sẽ tìm ra được những khoản chi tiêu không cần thiết.

Vay rồi lại trả nợ, việc liên tục vay rồi lại liên tục trả nợ khiến bạn không thể kiểm soát được tài chính của mình. Trước khi nhận lương, bạn đã phải tính toán làm sao để trả nợ. Hãy thực hiện việc trả nợ theo cách khoa học, tham khảo link bài viết dưới đây để có 4 bước trả nợ khoa học nhé: https://vaytiennongvinhphuc.blogspot.com/2018/09/4-buoc-tra-no-danh-cho-ban.html

Lấy lương chỉ để trả nợ.

Hãy quản lý tài chính và quản lý chi một cách hợp lý.


Hãy chia nhỏ thu nhập của mình ra và chia vào các quỹ nhỏ khác. Áp dụng nguyên tắc 6 chiếc hũ.

Hũ nhu cầu thiết yếu quỹ này bạn hãy dành ra 55% lương của mình. Quỹ này dùng cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi,…
Hũ tiết kiệm dài hạn quỹ này sẽ chiếm 10% lương của bạn, quỹ này phục vụ cho những mong muốn của bạn.
Hũ giáo dục đào tạo sẽ chiếm 10% lương của bạn. Hũ này sẽ chi cho những khoản học thêm của bạn. Ví dụ như bạn muốn tham gia vào khóa học marketing. Hãy để ra quỹ này để thực hiện kế hoạch đó.
Hũ hưởng thụ chiếm 10% quỹ này sẽ dành cho những chuyến đi du lịch hoặc dành cho những công việc bạn yêu thích. Ai chẳng cần hưởng thụ sau quãng thời gian làm việc phải không>
Hũ cho đi chiếm 5% đây sẽ là khoản cho các sự kiện hiếu – hỉ. Hoặc không, quỹ này sẽ dành cho việc chia sẻ, từ thiện.
Hũ tự do tài chính chiếm 10% thu nhập. Đây là số tiền bạn có thể tiêu sài thoải mái, dành để đi uống cafe, nhậu nhẹt với bạn bè. Hoặc dùng nó để mua những món đồ yêu cho người thân, người yêu.
Quản lý tài chính cá nhân rất quan trong với mỗi cá nhân, bạn nên đặt ra kế hoạch quản lý tài chính một cách hợp lý. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết 5 BÀI HỌC TÀI CHÍNH | ĐỪNG ĐỂ HỐI HẬN.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét